Bốn lỗi thường gặp khi vẽ màu nước

Thứ tư - 27/09/2017

Trong lúc vẽ màu nước, có nhiều lúc bé gặp phải những vẫn đề khó giải quyết, khiến cho bức tranh của mình không được như ý muốn và phải vẽ lại từ đầu. Điều này làm bé cảm thấy không còn hứng thú với việc vẽ tranh màu nước nữa. Vậy thì đâu là những “con sâu” chính làm “rầu” đi cả bức tranh lẫn niềm vui thích của bé và làm thế nào để “diệt” chúng nhỉ? Sau đây sẽ là một số lỗi thường gặp khi vẽ tranh bằng màu nước và những bí quyết vàng nhằm giải quyết nỗi lo lắng của bé đây, cùng tìm hiểu nhé:

1. Những vết lem không mong muốn

Nguyên nhân: Những vết lem có thể xuất hiện khi cọ của bé thấm quá nhiều nước hoặc màu dẫn đến việc sẽ bị lem ra ngoài hoặc vô tình rơi vào trong những vùng trắng mà bé không thích.

Cách xử lý:

Trước tiên, cần nên để cho vết lem khô lại. Sau đó, thấm thêm nhiều nước vào cọ và chấm nhẹ lên phần rìa của vết lem. Cứ tiếp tục chấm nhẹ như thế cho đến khi vết lem phai dần đi. Có thể, cách giải quyết này không giúp vùng lem sạch hẳn nhưng cũng phần nào giúp chúng mờ hẳn đi và chúng ta lại có thể tô màu khác lên.

Nếu đó chỉ là một vết lem nhỏ tí, thì bé có thể dùng màu khác tô trực tiếp lên vết lem. Nhưng nhớ là tô từ từ và cẩn thận từng chút một thôi nhé!

Nếu đó là vết lem nhẹ ngoài viền, thì dễ thôi nhé, hãy dùng màu nước đen hoặc bút lông đen để tô đậm nét vẽ đi để che lấp.

Nếu vết lem lại nằm trong vùng đã có màu tô, bé có thể dùng màu acrylic để tô phủ lên lớp lem đó cho đến khi nhạt dần và chỉ còn lại chấm nhỏ, sau đó chúng ta sẽ dùng màu tô lại theo ý thích nhé!

2. Các lớp màu bị loang vào nhau:

Nguyên nhân: Hai màu khác nhau được tô gần nhau sẽ dễ dẫn đến việc loang vào nhau và tạo nên một vệt màu không mong muốn.

Cách xử lý:

Trước tiên, chúng ta cũng dùng cọ đã thấm nước để làm phai dầm vùng màu bị loang vào nhau.

Sau đó để khô và to lại màu theo ý muốn. Cách giải quyết này cũng không giúp vết loang hết hẳn nhưng có thể làm giảm mức độ đậm của chúng

3. Màu hiện lên không như mong muốn

Nguyên nhân: Điều này cũng do nhiều lý do. Có thể là do anh cọ bị thấm quá nhiều nước và khiến màu rơi ra ngoài; hoặc bé dừng lại trong lúc tô, đến khi quay lại thì màu lại không được như cũ; giấy vẽ bị lệch, khiến cho vùng tô màu không được đều và đẹp…

Cách xử lý:

Nếu vùng màu to, bé nên dùng một cây cọ to hơn để lấp vùng màu đó. Trước khi tô chồng lên, các bé hãy nhớ thử trước mức độ đậm nhạt của màu để không bị sai độ màu nhé!

Nếu là vùng to hơn nữa, bé nên dùng cọ thấm nước để làm phai dần vùng tô đó, và sau đó mới tô lấp lại.

4. Tô nhầm màu

Nguyên nhân: Bé vô tình không chú ý mà thấm màu khác vào cọ và tô lên tranh.

Cách xử lý:

Nếu như loại màu bé tô nhầm nhạt hơn so với màu mong muốn thì không cần phải lo lắng quá đâu, cứ việc dùng màu đậm theo ý muốn tô chồng lên là được thôi.

Nếu loại màu tô nhầm lại đậm hơn màu ý muốn thì các bé có thể dùng màu acrylic (như dạng bút xóa) để làm phai đần vết màu sai đó rồi to lại nhé!

Chúng ta vừa mới điểm qua một số lỗi kĩ thuật gặp phải trong việc vẽ màu nước và hay hơn nữa là đã có những cách giải quyết thích hợp cho những việc phiền nhiều trên rồi. Mong rằng sau khi xem qua các bí quyết này, các bé có thể cải thiện việc vẽ màu nước tốt hơn và đẹp hơn nhé!

Xem thêm
  • Sự quan trọng của phát thảo, bút và giấy
      Sự quan trọng của phát thảo, bút và giấy

      Mỗi một người sáng tạo, cho dù không phải là một họa sĩ hay nhà thiết kế, cũng đều đã từng sử dụng bút chì hay bút mực và giấy vào một lúc nào đó trong quá trình làm việc của mình.

      27/09/2017
  • Tìm kiếm
    Theo dõi bản tin của chúng tôi!
  • Gửi đi
  • Nhập số điện thoại của bạn để được tư vấn!

    Đăng ký tư vấn và xếp lớp
    Facebook Chat